Tin tức

VIỄN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

VIỄN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

04:33   22/07/2020

Ngoài cận thị, viễn thị cũng là một vấn đề thị giác phổ biến hiện nay. Tật viễn thị thường gặp ở người lớn nhưng trẻ em cũng dễ bị mắc phải. Vậy viễn thị là gì? Làm sao để phòng tránh viễn thị?

1. Viễn thị là gì?

Viễn thị là tật khúc xạ mà người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở xa, gặp khó khăn khi tập trung nhìn những vật ở gần. Người viễn thị thường xuyên phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần vật thể. Trong một số trường hợp nặng, người viễn thị chỉ có thể nhìn thấy ở khoảng cách rất xa.

Mắt bị viễn thị là do giác mạc có độ cong phẳng hơn bình thường hoặc nhãn cầu phẳng hơn dẫn đến tiêu cự hội tụ sau võng mạc. Viễn thị có thể di truyền trong gia đình và thường gặp ở người lớn, đặc biệt sau 40 tuổi.

2. Dấu hiệu nhận biết viễn thị

Có rất nhiều triệu chứng để phát hiện tật viễn thị, trong đó phổ biến hơn cả là:

  • Nhìn gần khó khăn trong khi nhìn xa rất tốt
  • Cảm giác mệt mỏi, nặng ở trán, đau 2 bên thái dương, thường xuyên bị nhức đầu
  • Phải nheo mắt và mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần
    Đau đầu khi đọc sách báo ở khoảng cách gần hoặc phải tập trung nhìn vật gì đó trước mặt. Đặc biệt với những nghề như may vá, thêu thùa, vẽ,…
  • Một số trường hợp viễn thị có thể bị lác mắt.

3. Nguyên nhân gây ra tật viễn thị

Có 3 nguyên nhân chính gây ra tật viễn thị:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình đã có người mắc viễn thị (đặc biệt là cha hoặc mẹ) thì khả năng cao bạn sẽ bị mắc tật này. Hoặc bản thân đã bẩm sinh có cầu mắt ngắn (một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, tuy nhiên có khả năng sẽ hết viễn thị khi lớn).
  • Thói quen sinh hoạt, làm việc bị sai cách. Người mắc tật viễn thị thường là do cố gắng nhìn xa thường xuyên khiến thể thuỷ tinh luôn xẹp xuống, dần dần mất tính đàn hồi và khả năng phồng
  • Thể thủy tinh đã bị lão hóa cho tuổi tác

Tật viễn thị tuy không nguy hiểm hay biến chứng nặng nề nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn không thể thực hiện mọi công việc như mong muốn với tầm nhìn hạn chế, cũng như khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Đặc biệt với trẻ em, tật viễn thị khiến trẻ phải nheo mắt khi học bài, tập trung kém, thường xuyên mệt mỏi và nhức đầu, kết quả học tập dần dần sa sút, tinh thần học hành chán nản.

4. Điều trị viễn thị như thế nào?

Những ai mắc tật viễn thị có thể được điều chỉnh bằng kính hội tụ (+). Nếu đơn kính bắt đầu bằng dấu cộng, ví dụ như +3.00 là bạn đang bị viễn thị.

Để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để khám mắt. Ở bệnh viện có bác sĩ chuyên môn cao cùng thiết bị đo mắt tiên tiến sẽ phân tích tình trạng mắt của bạn.

5. Bảo vệ mắt và không làm độ viễn thị tăng lên

  • Chọn gọng – tròng kính chất lượng tại cơ sở uy tín.
  • Kiểm tra thị lực ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh các loại thực phẩm và hoa quả tươi và rau màu, chẳng hạn như cà rốt, khoai lang và dưa đỏ, có chứa vitamin A và beta carotene.
  • Luôn làm việc và sinh hoạt ở nơi điều kiện ánh sáng đủ. Tư thế ngồi, bàn ghế cần đúng chuẩn
  • Với trẻ em thì khuyến khích tham gia các hoạt động như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện..., để  làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh, từ đó ngăn tăng độ viễn thị.

Tuy viễn thị gặp nhiều ở người lớn nhưng người trẻ, thậm chí trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc phải. Vì vậy, hãy nắm chắc kiến thức về viễn thị để sớm phát hiện tật này, cũng như có biện pháp bảo vệ mắt tốt nhất.