Tin tức

Vì sao chúng ta dễ lên độ

Vì sao chúng ta dễ lên độ "vùn vụt"? Lý do bởi vì những thói quen tai hại sau đây

09:15   24/03/2023

Với những người bị tật về mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị...), có người giữ được độ kể từ lần đo ban đầu, nhưng có người lại lên độ “vùn vụt” và không thể kiểm soát được. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

Không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý

Bạn có vắt kiệt sức đôi mắt của mình bằng cách làm việc hàng tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi? Làm việc quá lâu sẽ khiến đôi mắt mệt mỏi vì phải điều tiết quá nhiều. Đặc biệt với các công việc phải tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị điện tử sẽ khiến mắt chịu tác động trực tiếp của ánh sáng xanh. Dần dần, bạn sẽ mắc các bệnh về rối loạn thị giác với các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, khô mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt và mỏi vai gáy.

Để giải quyết tình trạng này, hãy thực hiện những việc làm sau đây:

  • Cho đôi mắt nghỉ ngơi ít nhất 15 phút sau 2 tiếng làm việc.
  • Hạn chế nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính, tivi, điện thoại,…quá lâu.
  • Cho mắt nhìn vào những không gian xanh mướt như cây cối, làn nước để mắt thư giãn.
  • Tư thế ngồi, khoảng cách từ mắt đến máy tính, sách vở đúng chuẩn.
  • Làm việc trong điều kiện ánh sáng đủ, không quá thiếu sáng hay quá chói sáng.

Không đeo kính râm khi ra trời nắng

Để đôi mắt tiếp xúc trực tiếp với nắng trời cũng là một trong những nguyên nhân tăng độ cho mắt. Trong tia nắng có chứa các tia gây hại như UV, các tia này sẽ khiến mắt lão hoá nhanh chóng, tăng nguy cơ ung thư da quanh mắt, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng,…

Vì vậy, khi ra đường, đặc biệt những hôm trời nắng nóng, bạn nên chuẩn bị sẵn kính râm, mũ nón để bảo vệ đôi mắt và cả làn da cơ thể.

Lười đi khám mắt định kỳ 

Đa số chúng ta đều hay ngại đi khám mắt định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa. Trên thực tế, số độ của mắt hoặc bệnh lý về mắt sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, nhất thiết bạn cần đi khám định kỳ từ 3-6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh theo tình trạng của mắt. Đặc biệt hơn, khi đi khám mắt bạn sẽ phát hiện sớm những bệnh lý khác, nhất là những bệnh dễ gây mù loà. Đồng thời phải thay tròng kính khi bị trầy xước để tầm nhìn được rõ và tốt hơn.

Khi có vấn đề về mắt, hãy lưu tâm và chăm sóc mắt hợp lý, khoa học để mắt không tăng độ quá nhanh. Đồng thời thực hiện việc khám mắt định kỳ 6 tháng/lần tại các bệnh viện chuyên khoa để kiểm soát độ mắt tốt hơn bạn nhé!