-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trẻ nhỏ có khả năng bị viễn thị hay không?
10:56
26/10/2022
Như chúng ta đã biết, viễn thị là một loại tật khúc xạ và thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, viễn thị hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ nếu như cha mẹ không chú ý đến sinh hoạt thường ngày của bé. Vậy nguyên nhân gây ra viễn thị ở trẻ nhỏ là gì? Phòng ngừa như thế nào? Mời bạn cùng Ouress tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh viễn thị ở trẻ nhỏ
Viễn thị ở trẻ sơ sinh thường do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn gây ảnh hiện ra sau võng mạc. Độ viễn thị này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
Viễn thị bẩm sinh ở trẻ nhỏ dễ nhận biết khi bé đến 2 - 3 tuổi, rõ ràng nhất khi bé bắt đầu đi học.
Dấu hiệu khi trẻ bị viễn thị
Khi xem tivi, đọc sách hay nhìn gần, trẻ hay than mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, không nhìn rõ,...Đôi khi trẻ còn bị đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu. Lâu dần, mắt sẽ có khuynh hướng quay vào trong, gây nên bệnh lác mắt. Nếu tình trạng viễn thị của trẻ không được điều trị sớm, khả năng mắc bệnh nhược thị, lác mắt là cực kì cao.
Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt tại các bệnh viện lớn càng sớm càng tốt. Các bác sĩ chuyên khoa về mắt sẽ tiến hành soi bóng đồng tử cho trẻ. Lưu ý, trẻ chỉ có thể thực hiện soi bóng đồng tử sau khi đã nhỏ thuốc atropin vào mắt.
Điều trị viễn thị bẩm sinh cho trẻ
Phương pháp phổ biến nhất để điều trị viễn thị bẩm sinh cho trẻ đó chính là đeo kính. Nếu độ viễn thị của trẻ thấp, không kèm theo nhược thị thì việc điều trị chủ yếu là đeo kính viễn thị thường xuyên. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện mắt để lấy đơn kính thuốc, sau đó có thể đến các cơ sở kinh doanh kính thuốc thời trang uy tín để tiến hành cắt kính.
Bên cạnh phương hướng điều trị cho bác sĩ đề nghị, bạn cũng cần rèn cho bé thói quen sinh hoạt đúng đắn để hạn chế tăng độ. Ngoài ra, bạn hãy cho trẻ tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác như: vẽ tranh, tô màu, đọc truyện... để làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh, giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).
Khi có phương hướng điều trị chính xác và thói quen sinh hoạt được cải thiện, viễn thị ở trẻ sẽ giảm dần, thị lực sẽ tăng dần, nhược thị được cải thiện. Theo các bác sĩ nhãn khoa, bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra thị lực định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sát sao và điều chỉnh kính phù hợp với tình trạng thị lực lúc đó.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tật viễn thị ở trẻ nhỏ, phụ huynh hãy tham khảo và chú ý đến bé thường xuyên để kịp phát hiện những vấn đề ở mắt của trẻ nhé. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe!