Tin tức

NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT VỀ LOẠN THỊ

NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT VỀ LOẠN THỊ

04:45   26/08/2020

Loạn thị là tật ở mắt khá phổ biến kể cả trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Vì đâu mà người ta dễ mắc loạn thị đến vậy? Mời bạn tham khảo ngay nội dung sau đây.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là tật khúc xạ rất phổ biến do giác mạc không có độ cong của hình cầu mà có dạng cong gờ của hình trụ, tiêu cự sẽ hội tụ đủ tại 2 điểm trước và sau võng mạc

Những ai có nguy cơ cao mắc loạn thị?

Loạn thị là tật có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây có nguy cơ mắc cao hơn bình thường:

  • Di truyền: gia đình từng có người mắc loạn thị hoặc rối loạn ở mắt. Đặc biệt nếu cha hoặc mẹ từng bị loạn thị thì bạn rất dễ gặp căn bệnh này.
  • Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
  • Đang bị cận thị hoặc viễn thị độ nặng.
  • Từng phẫu thuật mắt, có tiền sử phẫu thuật đục thuỷ tinh thể.
  • Người cao tuổi

Triệu chứng loạn thị

Nếu có các dấu hiệu sau, khả năng cao bạn đã mắc tật loạn thị:

  • Tầm nhìn đôi (nhìn 1 vật có 2 -3 bóng mờ)
  • Khó khăn khi nhìn vật ở mọi khoảng cách, hình ảnh bị mờ, méo mó, lúc rõ lúc mờ
  • Thường xuyên nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt do mắt phải điều tiết nhiều

Điều trị tật loạn thị

Loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mình có một trong số những triệu chứng trên, hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa về mắt để được bác sĩ chẩn đoán loạn thị hoặc các vấn đề khác.

Tuy loạn thị không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt đời sống và làm việc. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nhược thị và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Hiện nay, để điều trị loạn thị, cách phổ biến là đeo kính thuốc. Bệnh nhân kiểm tra thị lực trước để bác sĩ nhãn khoa lấy số độ và các chỉ số chính xác, từ đó chọn loại tròng – gọng phù hợp với mức độ và nhu cầu.

Phòng ngừa loạn thị

Một số hướng dẫn dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế tật loạn thị:

  • Thường xuyên đi kiểm tra thị lực, ít nhất 6 tháng/lần để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Để cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 2 tiếng làm việc, sinh hoạt.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại) quá nhiều.
  • Làm việc, sinh hoạt ở nơi có ánh sáng đầy đủ. Không làm việc ở nơi quá tối hoặc ánh sáng quá chói.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin A cho mắt qua những loại quả màu đỏ như cà chua, gấc, cà rốt,…Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại đậu.
  • Đặc biệt, người bị loạn thị không được tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn, khi chọn gọng – kính nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Nắm vững kiến thức về loạn thị sẽ giúp bạn bảo vệ mắt tốt hơn và kiểm soát chặt chẽ tình trạng thị lực của mình. Đừng quên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các tật về mắt và có phương pháp điều trị phù hợp nhé!