Tin tức

Cận thị nặng nhất là đến bao nhiêu độ? 

Cận thị nặng nhất là đến bao nhiêu độ? 

02:27   13/10/2022

Bạn đã nghe nhiều về cận thị, nhưng bạn đã biết cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ không? Cùng Ouress tìm hiểu sâu hơn về câu hỏi này nhé.

1. Cận thị là gì?

Cận thị là một tật ở mắt, cận thị có thể do di truyền, nhưng phần lớn là do quá trình sinh hoạt gây ra. Cận thị không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây khó khăn khá nhiều cho người mắc phải. Những người bị cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần, còn các vật ở khoảng cách xa thì không thể thấy rõ. 

2. Nguyên nhân gây nên cận thị

- Do di truyền. Trẻ em có cha hoặc mẹ bị cận thị (hoặc cả cha và mẹ) thì cũng có nguy cơ phát triển cận thị cao hơn.
- Thói quen sai lầm trong sinh hoạt, học tập và làm việc như: đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng; sử dụng máy tính, tivi, thiết bị điện tử ở khoảng cách quá gần; tư thế ngồi không đúng; bàn ghế, ánh sáng không đúng tiêu chuẩn; để đôi mắt làm việc trong thời gian quá dài,..
- Một số loại đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra cận thị.

3. Mức độ của cận thị 

Mức độ cận thị sẽ được thể hiện qua các con số (gọi là số độ) như sau: 

0 = bình thường
0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị rất nặng 

4. Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

Trở lại với câu hỏi đầu bài, hầu hết những người cận thị đều nằm trong khoảng từ -1,50 đến -7,00 diop, được coi là nhẹ đến trung bình nặng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người bị cận rất nặng từ 20 đến 25 độ, những người này thuộc cận thị bệnh lý và có thể mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc…Thậm chí có trường hợp cá biệt, cận vượt quá 50 độ. Trường hợp này được xem là mù vì khoảng cách mắt nhìn thấy rõ chỉ cách mắt 2 cm.

5. Phòng ngừa cận thị như thế nào? 

Tật cận thị hoàn toàn có thể phòng tránh bằng thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đặc biệt với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ huynh nên quan tâm và hướng dẫn con đúng cách để phòng tránh và không bị cận nặng hơn. 

  • Không được nheo mắt khi nhìn vật ở xa.
  • Không đọc sách, báo, xem bài vở ở những nơi ánh sáng không đủ. 
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (smartphone, tivi, laptop,…) trong thời gian dài.
  • Có tư thế học tập và làm việc đúng chuẩn để bảo vệ mắt và tránh được tật vẹo cột sống. 
  • Thường xuyên kiểm tra thị lực mỗi 3 – 6 tháng để điều chỉnh kính cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho những ai đã, đang hoặc chưa mắc cận thị. Chúc các bạn có một đôi mắt khỏe mạnh nhé! Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.