Tin tức

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

04:09   21/07/2020

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và phổ biến hiện nay. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, sinh viên thì càng dễ mắc tật này. Vậy cận thị là gì? Chữa trị hoặc phòng tránh như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

Cận thị là gì?

Cận thị là một loại tật khúc xạ, mà người mắc phải sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa.

Mắt cận thị là mắt có hệ thống quang học với độ hội tụ của thủy tinh thể và giác mạc quá mạnh so với chiều dài của mắt. Hay nói cách khác là do giác mạc có độ cong lồi hơn so với độ cong bình thường hoặc nhãn cầu dài hơn dẫn đến tiêu cự hội tụ trước võng mạc

 

Thông thường độ cận thị sẽ tăng dần cho đến 15 tuổi, hoặc gia tăng trực phát trùng hợp với sự phát triển của cơ th, sau 25 tuổi thì độ cận thị tạm ổn định.

Hiện nay, tỷ lệ những người mắc cận thị ngày một tăng nhanh và trẻ hoá. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc hằng ngày: học sinh không nhìn thấy chữ trên bảng, e ngại khi tham gia những hoạt động cần quan sát từ xa, tỉ mỉ, khó khăn khi làm việc, giao tiếp,…

Nguyên nhân nào dẫn đến cận thị?

Nguyên nhân chính yếu của tật cận thị là việc mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và khả năng điều tiết của mắt:

  • Trục nhãn cầu dài hơn so với bình thường.
  • Công suất hội tụ của thủy tinh thể và giác mạc quá cao.
  • Thói quen sai lầm trong sinh hoạt, học tập và làm việc như: đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng; sử dụng máy tính, tivi, thiết bị điện tử ở khoảng cách quá gần; tư thế ngồi không đúng; bàn ghế, ánh sáng không đúng tiêu chuẩn; để đôi mắt làm việc trong thời gian quá dài,..

Triệu chứng cận thị

Một số triệu chứng điển hình nhất của tật cận thị phải kể đến như:

  • Nhìn các vật ở xa không rõ, phải nheo mắt hoặc cố gắng nhìn mới thấy được.
  • Đau đầu, đặc biệt đau ở vùng quanh mắt.
  • Dễ mỏi mắt, chảy nước mắt khi nhìn trong thời gian dài hoặc điều kiện ánh sáng quá ít/quá nhiều.
  • Thường xuyên chảy nước mắt do mắt điều tiết nhiều.
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm

Đặc biệt với trẻ em là lứa tuổi dễ mắc cận thị nhất. Phụ huynh và thầy cô quan sát trẻ, nếu có những dấu hiệu sau đây thì nên đưa trẻ đi khám mắt tại bệnh viện chuyên khoa để kịp thời điều chỉnh.

  • Nhìn các vật hoặc chữ ở xa không rõ
  • Mượn vở của bạn chép bài hoặc chép sai đề trên bảng
  • Hay nheo mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt
  • Khả năng tập trung kém, hay than đau đầu, mệt mỏi
  • Không muốn hoặc ngại tham gia các trò chơi đòi hỏi khả năng quan sát từ xa, cần sự tỉ mỉ,…

Cận thị có nguy hiểm không?

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến, không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mắt điều tiết quá yếu có thể gây ra bệnh lé ngoài.

Bên cạnh đó, mắc tật cận thị nhưng không điều chỉnh hợp lý (đeo sai độ, dùng tròng kính kém chất lượng,…) có thể dẫn đến nhược thị. Một khi bệnh nhân đã mắc nhược thị thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, bởi nhược thị không thể điều trị theo phương pháp thông thường. 

Cận thị được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị và cải thiện cho mắt cận thị là dùng thấu kính phân kì (-) sao cho đạt thị lực 10/10.

Từ 25 tuổi trở lên, tật cận thị sẽ được ổn định và không nặng thêm. Vì vậy, người cận nên đi khám mắt tại bệnh viện chuyên khoa uy tín, chọn loại tròng kính và gọng kính chất lượng ngay từ ban đầu để kiểm soát tốt tình trạng cận thị của mình.

8. Phòng ngừa cận thị

Tật cận thị hoàn toàn có thể phòng tránh bằng thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đặc biệt với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ huynh nên quan tâm và hướng dẫn con đúng cách để phòng tránh và không bị cận nặng hơn.

  • Không được nheo mắt khi nhìn vật ở xa.
  • Không đọc sách, báo, xem bài vở ở những nơi ánh sáng không đủ.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (smartphone, tivi, laptop,…) trong thời gian dài.
  • Có tư thế học tập và làm việc đúng chuẩn để bảo vệ mắt và tránh được tật vẹo cột sống.
  • Thường xuyên kiểm tra thị lực mỗi 3 – 6 tháng để điều chỉnh kính cho phù hợp.

Cận thị tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để nặng sẽ rất khó điều trị. Bạn nên nắm rõ về các nguyên nhân, triệu chứng cận thị để sớm phát hiện bệnh. Đặc biệt nên đi khám mắt ở bệnh viện chuyên khoa, chọn gọng-tròng kính ở nơi uy tín chất lượng để kiểm soát tốt bệnh nhé!