Tin tức

BỆNH NHƯỢC THỊ NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NÀO?

BỆNH NHƯỢC THỊ NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NÀO?

04:42   27/01/2021

Nhược thị là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh này ngày một cao. Nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị phù hợp thì rất có thể dẫn đến tình trạng mù lòa. Vậy bệnh nhược thị này nguy hiểm đến mức nào và có chữa được không?

Nhược thị là gì?

Nhược thị là tình trạng não bộ không nhận biết được hình ảnh mà mắt truyền đến. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác.

 

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta có thể bị mắc nhược thị. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

 

Mắt bị lác hoặc lé

Tình trạng mắt bị lác/ lé sẽ khiến bộ não bật chỉ nhận hình ảnh từ một bên mắt (cơ chế thích nghi tự nhiên). Và tất nhiên, não bộ sẽ chỉ lựa chọn hình ảnh ở bên mắt tốt hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ thành thói quen sẽ gây ra tình trạng nhược thị.

Tật khúc xạ mắt

Những ai đang mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị,...sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nguyên do là vì có sự chênh lệch giữa hai mắt, não sẽ hướng về bên có phần hình ảnh tốt hơn. Điều này xảy ra cũng một phần cũng do người mắc chưa đeo kính đúng độ, hoặc tăng độ nhưng chưa có biện pháp xử lý đúng cách. Bởi vậy, khi mắc các tật khúc xạ, bạn cần đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần, đeo kính mắt đúng độ để hạn chế nguy cơ này. Hoặc thỉnh thoảng bạn dùng tay che bên mắt tốt để kích thích cho bên mắt còn lại phát triển.

Dùng tay che một bên mắt (mắt có thị lực tốt) để khắc phục nhược thị

 

Các bệnh về mắt khác

Một số bệnh về mắt như sẹo giác mạc, mắc bệnh lý về võng mạc, phẫu thuật bệnh lý đục thủy tinh thể,... sẽ gây cản trở, suy yếu thị lực. Chúng là nguyên nhân khiến não bộ không thể kết nối, truyền nhận thông tin hình ảnh từ thị giác. Lâu dần sẽ gây nên tình trạng nhược thị.

 

Biểu hiện của nhược thị

 

Khi bị nhược thị, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

 

  • Nhức đầu, nhức mắt, đôi khi phải nheo mắt, nghiêng đầu hay vẹo cổ để nhìn rõ
  • Giảm thị lực một cách bất thường
  • Đang có bệnh về mắt: mắt lác/lé, sụp mi, đục thể thủy tinh,...
  • Mức độ giảm thị lực bất thường

 

Những biểu hiện trên thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua. Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị nhược thị đúng cách chính là đi khám mắt định kỳ thường xuyên tại các bệnh viện nhãn khoa.

 

Nhược thị có chữa được không?

“Nhược thị ở người lớn có chữa được không?” luôn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là: Nhược thị hoàn toàn có thể khắc phục trong điều kiện phải được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

 

Mà để cải thiện nhược thị, biết đúng nguyên nhân chính xác và nắm được tình trạng bệnh hiện tại của mình, bạn cần được hướng dẫn bởi bác sĩ nhãn khoa để tăng tỉ lệ hồi phục thị lực.


Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bạn mà bác sĩ có thể sẽ đưa ra các phương án trị bệnh sau:

 

  1. Kích thích mắt bị nhược thị phát triển, cho hai bên mắt được phát triển đồng đều. Với cách này, bạn cần đặt miếng dán che phía bên mắt có thị lực tốt trong một khoảng thời gian theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc điều trị này sẽ kéo dài cho đến khi mắt đạt đến mức độ thị lực ổn. Và để đảm bảo việc điều trị đúng hướng và không tái phát bệnh, bạn cần khám định kỳ thị lực thường xuyên theo đề nghị của bác sĩ.
  2. Sử dụng các bài tập cải thiện thị lực và độ nhạy cảm trước ánh sáng. Điều này sẽ kích thích thần kinh thị giác thông qua các chương trình, phác đồ của bác sĩ.
  3. Nếu bạn bị nhược thị do di chứng từ các bệnh gây tổn thương đến mắt thì cần làm phẫu thuật để cải thiện thị lực cho mắt.

 

Bệnh nhược thị rất nguy hiểm vì chúng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Đặc biệt, chúng có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn. Do đó bạn cần phải chủ động phòng ngừa và thăm khám định kỳ để bảo vệ đôi mắt của mình. Ouress chúc bạn luôn có đôi mắt sáng khỏe, rạng ngời!