-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BẠN ĐÃ BIẾT 5 LOẠI CẬN THỊ PHỔ BIẾN NÀY CHƯA?
10:42
24/12/2020
Cận thị là một tật khúc xạ về mắt mà có thể nặng hơn theo thời gian.T ật này ngày càng phổ biến hiện nay, đặc biệt lứa tuổi học sinh, sinh viên thì càng dễ mắc tật này. Vậy cận thị là gì? Có những loại cận thị nào? Mời bạn cùng Ouress tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Độ cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mắt. Triệu chứng dễ thấy nhất của tật này là mắt chỉ nhìn rõ được những vật ở gần và rất gần nhưng không thể nhìn rõ những vật ở xa. Tật cận thị thường gặp nhiều nhất ở giới trẻ, đặc biệt các bạn đang trong tuổi học hành, thậm chí là các bé nhỏ (phần lớn là do di truyền). Khi thấy các triệu chứng như nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, kém tập trung, chảy nước mắt,...bạn nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa về mắt để được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra thị lực toàn diện và đưa ra kết quả chính xác.
Khi xác định đúng bạn đã mắc tật cận thị, bác sĩ sẽ đo và đưa cho bạn số độ cận thị. Độ cận thị (thường gọi là Diop) là thông số để biết được mức độ cận thị nặng hay nhẹ. Từ đó giúp bạn tìm biện pháp khắc phục phù hợp.
2. Tổng hợp 5 loại cận thị phổ biến hiện nay
2.1 Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)
Những người ở cấp độ cận thị đơn thuần thường có số độ thấp hơn 6.00 Diop. Khi gặp triệu chứng cận thị đơn thuần, bạn vẫn có thể nhìn gần bình thường trong khi nhìn xa sẽ hơi gặp khó khăn một chút, tuỳ vào mức độ của tật khúc xạ.
Với cận thị đơn thuần, biện pháp xử lý tốt nhất là đeo kính (kính gọng hoặc kính áp tròng). Nếu bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì khi đó Bác Sĩ chuyên khoa có thể đánh giá mắt của Bạn sẽ không cần đeo kính.
2.2 Cận thị thoái hóa (Degenerative myopia)
Cận thị loại này ở cấp độ “nặng hơn”, diễn tiến nặng rất nhanh và khiến thị lực giảm sút nhanh chóng. Cận thị thoái hóa thường trên 7 Diop, đôi khi lên đến 20 – 30 Diop và gây tổn hại rất nhiều cho mắt. Tình trạng nhược thị rất cao. Đặc biệt nguy hiểm hơn, chúng có thể gây ra tăng nhãn áp hay là bong võng mạc dẫn đến mù lòa.
Với trường hợp mắc cận thị thoái hóa, bạn nên đến bệnh viện nhãn khoa để bác sĩ đưa là lời khuyên đúng đắn về phương pháp điều trị.
2.3 Cận thị ban đêm (Nocturnal myopia)
Cận thị ban đêm là loại cận thị chỉ thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu khiến mắt không phân biệt rõ. Nguyên do là ánh sáng mờ và tối nên khiến mắt không có điểm nhìn cụ thể để kích thích điều tiết, vì vậy các điểm nhìn đều không tương phản lại khiến mắt không xác định được rõ vật.
2.4 Cận thị thứ phát (Induced myopia)
Cận thị này sinh ra do ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhau, tăng nồng độ glucose, xơ cứng hạt nhân, độc tính từ oxy,...
Cận thị thứ phát được chia thành các cấp độ theo diop như sau:
- Mức độ nhẹ: -0.25 đến -3.00 D
- Mức độ trung bình: -3.25 đến -5.00 D hoặc -6.00 D
- Mức độ nặng: lớn hơn -5.00 hoặc -6.00 D
Ở mức độ nhẹ, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe mắt không cao nhưng cận thị ở mức trung bình và nặng đôi khi đe dọa đến thị lực.
2.5 Cận thị giả
Cận thị giả thường xuất hiện khi mắt rơi vào tình trạng điều tiết quá nhiều, đặc biệt trong những lần thi cử, chạy deadline, làm việc liên tục,...Lúc này, bạn sẽ nhìn mọi vật ở xa ngày càng mờ dần. Nếu không để mắt nghỉ ngơi hợp lý và điều độ thì chứng cận thị giả sẽ có nguy cơ biến thành cận thị thật.
Cận thị dù ở loại nào, nếu không phát hiện sớm sẽ rất khó điều trị. Bạn nên nắm rõ về các nguyên nhân, đặc điểm của cận thị để sớm phát hiện bệnh. Đặc biệt nên đi khám mắt ở bệnh viện chuyên khoa, chọn gọng-tròng kính ở nơi uy tín chất lượng để kiểm soát tốt bệnh nhé!